Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Nên làm gì với những chai nhựa đã qua sử dụng?

Nhiều người thường có thói quen tái sử dụng chai nhựa, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể gây hại trực tiếp tới sức khỏe. Vậy nên làm gì với những chiếc chai đã qua sử dụng trong cuộc sống hàng ngày?
Theo nhiều nghiên cứu, việc tái sử dụng chai nhựa có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người. Theo Trung tâm nghiên cứu và Chính sách môi trường California, chất BPA (một chất hóa học nguy hại được tạo ra từ những chai nhựa tái sử dụng, có tên là Bisphenol A) có liên quan mật thiết tới một số căn bệnh ung thư: ung thư vú, tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai và giảm nồng độ testosterone. Ngoài ra, BPA cũng khiến xảy ra tình trạng dậy thì sớm ở em bé gái.

Khi chai nhựa tái sử dụng sẽ là môi trường hết sức lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập và cư trú, gây nên tình trạng nôn mửa, tiêu chảy... ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Tuy nhiên, dù có những nguy cơ khá rõ ràng đối với việc tái sử dụng chai nhựa, bạn vẫn có thể làm điều này một vài lần trong khoảng thời gian ngắn. Điều kiện mà bạn phải đảm bảo là chúng được rửa sạch thường xuyên với xà phòng và nước ấm. Việc làm này giúp hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn bên trong chai nhựa đựng nước mà bạn uống.

Khi các thấy các hư hại vật lý bắt đầu xuất hiện như xuất hiện các vết lõm, vết xước, đó chính là lúc bạn cần bỏ đi những chiếc chai nhựa. Tin vui là với đa số các chai nhựa dùng một lần đều khá dễ dàng để tái chế. Để bảo vệ môi trường, bạn cần nên đảm bảo chúng sẽ quay trở lại nhà máy, chứ không phải là bị tiêu hủy tại một bãi rác nào đó.

Bên cạnh đó, để thay thế một chai nhựa, bạn có thể sử dụng bình thép không gỉ, hay chai thủy tinh với khung bảo vệ chắc chắn. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng chai nhựa, sẽ có một vài lựa chọn ưu tiên mà bạn cần chú ý:
Để ý tới những ký hiệu trên phần đáy chai, các chuyên gia khuyên rằng nhựa HDPE có độ an toàn cao và bạn nên chọn những chai nhựa có ký hiệu này. Bên cạnh đó, Scott Belcher, giáo sư dược học đến từ Đại học Cincinnati từng nghiên cứu về BPA cũng khuyến cáo: “Nếu bạn cần một chai nhựa, tôi muốn giới thiệu loại chai làm từ polypropylene(PP). Chúng thường có màu trắng. Đây là loại nhựa có độ trơ và không phản ứng, thường được dùng trong phòng thí nghiệm”.
Ngược lại, nhựa PET hay PETE cũng rất an toàn nhưng chúng chỉ được sản xuất với những chai nước dùng 1 lần như để đựng nước ngọt, nước khoáng, nước trái cây... không được khuyến khích tái sử dụng. Bạn có thể tái chế chúng theo cách khác như dùng làm lọ đựng hoa, trồng cây, làm đèn trang trí, đèn lồng... hoặc bất kì những sản phẩm hữu ích nào khác theo trí tưởng tượng của bạn. Trong khi đó, những chai nhựa làm từ polycarbonate (PC) là loại nhựa bạn cần phải tránh đặc biệt bạn nên tránh.

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét

Recommended Posts × +