Nhiều trường học ở vùng biên giới xã Phước Chỉ (H.Trảng Bàng, Tây Ninh)
đã dùng những chiếc chai nhựa bỏ đi để tạo thành một không gian xanh cho trường
học.
Học sinh Trường tiểu học Phước Chỉ hào hứng tưới hoa trong những chiếc chai nhựa |
Học sinh hào hứng tham gia
Về vùng biên giới xã Phước Chỉ, các
bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy nhiều ngôi trường có không gian xanh tươi
mát nhờ những chậu hoa được làm từ chai
nhựa. Ấn tượng hơn, những chai nhựa được kết nối vào nhau thành từng hàng một
cách khéo léo và được treo lên cao bằng các sợ dây thừng chắc chắn, trông rất đẹp
mắt...
Tại điểm Trường tiểu học Phước Chỉ,
từ sân trường cho tới lớp học, đâu đâu cũng thấy những chậu hoa bằng chai nhựa cũ
tạo thành mảng xanh với những khóm hoa mười giờ rực rỡ. Thầy Nguyễn Văn Trương,
phụ trách đội của trường cho biết, bắt nguồn từ gợi ý của Đ̣oàn thanh niên xã
Phước Chỉ, đầu tháng 11/2014, nhà trường vận động mỗi học sinh khi tới lớp mang
theo 2 chai nhựa. Khi đã tập hợp đủ số lượng chai, các đoàn viên của xã hỗ trợ
cắt chai, khoan đục lỗ thoát nước, dùng dây dù kết nối 4 chai thành một dãy
dài, mỗi chai đạt cách nhau 20 cm. Tới nay, trường đã tạo được mảng xanh cho tất
cả lớp học bằng chai nhựa.
Thầy Trương hào hứng: “Cái hay của
cách trồng hoa này là trồng trên không nên kích thích hứng thú của các em học
sinh khi cùng chung tay chăm sóc. Ở trường Phước Chỉ, học sinh tự trồng các loại
hoa và tự chăm sóc đều đặn”.
Tương tự, Trường tiểu học Hòa
Bình (xã Phước Chỉ) và một số trường khác trong huyện cũng áp dụng mô hình trồng
cây xanh này để tạo không gian mới cho trường học rất hiệu quả.
Nhân rộng mô hình
Chị Lê Thị Lan (công tác tại xã
đoàn Phước Chỉ), người có sáng kiến đưa mô hình này áp dụng tại các điểm trường
cho biết, khoảng đầu năm 2014 chị tình cờ tham khảo được mô hình thú vị này
trên mạng. Lúc đó, chị bắt đầu tìm và thu mua vỏ chai nhựa từ căn tin của các trường rồi về thử nghiệm. Chỉ vài tuần
sau, hoa mười giờ đã mọc lên lên xanh mát thay cho những mảng không gian trống.
Thấy nhiều người dân xung quanh khen ngợi và muốn được nhân rộng mô hình, chị
Lan nghĩ ngay đến việc đưa vào trường học để tạo không gian xanh và đẹp cho các
học sinh.
Sau khi trình bày ý tưởng, hầu hết
hiệu trưởng các trường trong huyện hưởng ứng và đồng ý triển khai mô hình. “Cái
hay của mô hình này là tận dụng những chai nhựa đã qua sử dụng mà mình có thể
tìm kiếm dễ dàng ở hầu hết các gia đình. Đối với học sinh tiểu học, THCS, việc
trồng cây và hoa cộng thêm chăm sóc giúp
kích thích sự tò mò và thích thú của các em. Mặt khác, việc làm này còn tác động
tới ý thức bảo vệ môi trường của các em bằng chính những việc làm nhỏ nhất. Từ
mô hình đơn giản nhưng hiệu quả này, nhiều cơ sở trường học và người dân địa
phương đã đề nghị xã đoàn nhân rộng", chị Lan hồ hởi tâm sự.
Ông Nguyễn Phước Nhiên, Phó chủ tịch
UBND xã Phước Chỉ, nhận định: “Mô hình này mang lại giá trị rất lớn về mặt tinh
thần và tính thẩm mỹ. Việc tận dụng những chai nhựa cũ để tạo không gian xanh
cho trường học góp phần hiệu quả vào giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thế
hệ học sinh vùng biên giới”.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét