Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Tại sao miệng chai nhựa thường có các đường xoắn ốc

Chai nhựa là vật dụng ai cũng từng sử dụng tới nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao phần miệng chai lại luôn có các đường xoắn ốc xung quanh. Thực ra, mỗi chi tiết điều có tác dụng riêng của nó. Vậy tác dụng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.


Tại sao miệng chai nhựa có hình xoắn ốc?

Những vòng xoắn ốc có trên miệng chai không phải đơn thuần mà có, chúng xuất hiện với mục đích ngăn chặn những loại côn trùng kích thước nhỏ có thể thâm nhập vào bên trong.
Hầu hết các loại chai nhựa thường được dùng để đựng các loại đồ uống, chất lỏng... Bởi vậy, những khe rảnh nhỏ giúp cho nắp chai khít hơn, đảm bảo nước sẽ không bị chảy ra ngoài. Ngoài ra, những đường xoắn ốc còn giúp nước không bị rớt khi rót nước vào ly, cốc...

Thực tế, những đường xoắn ốc còn có một công dụng khác. Khi bạn vặn mở nắp, khí nén trong chai sẽ nhanh chóng bị thoát ra qua những khe hở đó, nhờ vậy hạn chế tối đa tình trạng nén khí dẫn đến nắp chai bị bật ra bất cứ khi nào. Bởi vậy, với những loại đồ uống có gas hoặc một số loại đồ uống dễ bị nén khí  sẽ được đựng trong chai nhựa có đường xoắn ốc phần miệng. 



Bạn có thể quan sát hình ảnh phía trên, hình bên trái là đại diện cho chai chịu nhiệt (có thể rót trực tiếp nước nóng vào trong) trong khi hình bên phải là chai nhhwaj tiệt trùng, đựng các loại nước có nhiệt độ bình thường. Bên phần miệng chai chịu nhiệt, bạn có thể thấy đường xoắn ốc liên nhau, không bị đứt đoạn, chất liệu dày hơn. Sự khác biệt này cũng có lý do. Trong quá trình sản xuất và đóng chai, không thể tránh khỏi việc nước bị bắn lên phần miệng chai, sau khi dùng xong, họ phải rửa sạch miệng chai. Bởi vậy phần đứt đoạn này có công dụng để nước dễ dàng chảy xuống khi cọ rửa. Nếu đồ uống bị tích tụ lâu ngày có thể sản sinh ra nấm mốc cùng nhiều loại vi khuẩn gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vậy tại sao miệng chai nhựa chịu nhiệt lại không có đường đứt đoạn?

Trong quá trình đóng chai, sau khi hoàn tất, họ sẽ vệ sinh và làm giảm nhiệt độ chai chịu nhiệt bằng cách xịt nước từ trên xuống dưới và xả khắp các mặt chai. Thực tế xịt nước từ trên xuống, nước vẫn có thể lọt qua những khe hở ở miệng chai bởi vậy mà quá trình này vừa giúp làm mát vừa coi như rửa chai.
Trong khi đó, chai tiệt trùng không trải qua giai đoạn làm mát này nên sau khi đóng chai họ bắt buộc phải rửa sạch miệng và nắp. Những đường xoắn ốc đứt đoạn là hết sức cần thiết lúc này. 

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét

Recommended Posts × +