Chắc hẳn chai nhựa là vật dụng quá phổ biến với mỗi chúng ta. Nhưng mỗi
khi dùng, bạn có bao giờ để ý tới biểu tượng có hình tam giác dưới đáy chai? Bạn
có hiểu được ý nghĩa con số bên trong hình tam giác nói lên điều gì hay không?
Thói quen sử dụng chai nhựa
Trong cuộc sống ngày nay, việc
dùng chai nhựa, các màng nylon bọc nhiều loại thực phẩm... đã trở thành những
hình ảnh quá đỗi quen thuộc. Chúng được sử dụng phổ biến tới mức như một điều
hiển nhiên và chẳng ai lo lắng tới đó là vật liệu nhân tạo tổng hợp, có chứa
các hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe con người và là yếu tố gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Chúng ta thường có thói quen tận dụng các chai nhựa đã qua
sử dụng để tái sử dụng như: đựng nước uống, đựng đồ ăn, thực phẩm...
Những hành động này thường mang yếu
tố cảm tính nhiều hơn khi thấy chai nhựa mới dùng được 1 lần, mắt nhìn thấy còn
rất tốt, rất mới, rất đẹp. Thực tế, chúng ta đều ít khi hoặc chẳng bao giờ để ý
tới kí hiệu dưới đáy chai nhựa. Một số
chai nhựa được sản xuất với việc chứa đựng các chất hóa học độc hại có thể thôi
nhiễm trong quá trình tái sử dụng. Thêm vào đó, những vật liệu nhựa khi tồn tại
lâu trong môi trường tự nhiên có thể trở thành một loại rác thải rất khó xử lý,
gây ô nhiễm môi trường...
Trong việc phân loại chai nhựa,
chai pet chính là một vật dụng phổ biến trong sản xuất nước uống, thực phẩm.
Pet thực tế là loại nhựa an toàn với sức khỏe, tuy nhiên chúng chỉ được sản xuất
để sử dụng một lần. Nếu tái sử dụng những loại chai này, qua thời gian, những hợp
chất có hại cho sức khỏe có thể bị thôi ra từ chai nhựa và nhiễm vào đồ uống,
thực phẩm, rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, thị trường cũng có
nhiều loại nhựa không có ký hiệu dưới đá, đây chính là bao bì sản xuất từ nhựa
tái chế. Bao bì được sản xuất từ nhựa tinh khiết thì luôn luôn được đánh số
phân loại nhựa ở phần đáy chai. Đối với các loại nhựa tái chế thì mức độ nguy
hiểm còn tăng cao hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Trong số các loại nhựa hiện nay, Polypropylene (PP – ký hiệu
số 5) được xem như loại plastic có mức độ an toàn nhất.
Một vài ý tưởng tái chế chai nhựa hợp lý nhất
Sản xuất nhựa phế thải thành dầu thô: ở một cơ sở sản xuất dầu
thô tại thành phố Rayong, Thái Lan, sản phẩm dầu thô này có tới 50% thành phần
là dầu diesel.
Chế biến dầu xanh từ nhựa phế thải: Công nghệ này sẽ biến
các đồ nhựa phế thải chưa phân loại thành dầu xanh có chất lượng cao và ứng dụng
vào thực tế (hàm lượng sun-fua thấp).
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét