Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Nghệ thuật thổi chai lọ thủy tinh ở bếp lò 1.400 độ C

Để có thể tạo ra các đồ dùng như bát, đĩa, chai lọ thủy tinh,... người thợ phải dùng miệng thổi hơi trực tiếp vào ống thép nhằm tạo hình các sản phẩm theo đúng ý muốn.
Quang cảnh một xưởng làm chai lọ thủy tinh hoặc các vật dụng thủy tinh phổ biến ở huyện Thường Tín (Hà Nội) - nơi mỗi ngày sản xuất và cung cấp hàng nghìn bát, đĩa, chai, lọ, bình,... bằng thủy tinh ra thị trường.
Chủ xưởng sản xuất là ông Thanh Sơn, người từng có thời gian học tập và làm việc tại Tiệp Khắc cũ. Sau khi nắm trong tay các kỹ thuật làm thủy tinh cao cấp, năm 1999 ông trở về Việt Nam và lập xưởng sản xuất đồ thủy tinh nhằm phục vụ thị trường trường trong nước và xuất khẩu.
Nguồn nguyên vật liệu chính để sản xuất đồ dùng thủy tinh là cát trắng. Màu sắc của thủy tinh thành phẩm sẽ phụ thuộc chủ yếu vào màu sắc cũng như chất lượng của cát. Do đó ông Sơn chủ yếu sử dụng cát từ Khánh Hòa chuyển về để đảm bảo chất lượng mỗi sản phẩm tạo ra. 
Cát cùng một số chất hóa học được hòa trộn và đem nung chảy trong lò nóng với nhiệt độ lòa 1.400 độ C, sau đó các công nhân sẽ thổi hơi để tạo hình.
Ngoài ra, còn có nhiều cách khác để tạo hình cho chai lọ thủy tinh hoặc bất kì đồ dùng thủy tinh nào nhưng tất cả đều phải sử dụng tới lửa.
Sau đó là tới công đoạn trang trí họa tiết, hoa văn, hình vẽ. Có nhiều loại có sẵn khuôn mẫu nên quá trình này hoàn thiện khá nhanh. Người thợ sẽ dùng máy phun cát có áp suất cao để tạo thành các hoa văn ăn mòn trên sản phẩm​.
Công đoạn cuối cùng để hình thành nên các loại bát, đĩa, bình, chai lọ thủy tinh là làm mịn và mài tròn các điểm tiếp xúc dễ gây tổn thương cho người sử dụng.
Trước đây, các công đoạn thổi thủy tinh và tạo hình khá vất vả, tuy nhiên, ngày nay với sự hỗ trợ của các trang thiết bị, máy móc thì công việc này trở nên dễ dàng hơn.

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét

Recommended Posts × +