Các nhà hóa học đến
từ Đại học Stanford đã nghiên cứu và phát triển phương pháp mới giúp sản xuất
chai nhựa mà không để lại “dấu chân carbon”.
Trung bình mỗi năm tại Mỹ có khoảng 270 tỷ chai nhựa sản xuất
từ dầu mỏ được sử dụng. Và quá trình sản xuất chai nhựa này đã góp phần thải ra
lượng lớn khí nhà kính, trong đó, trung bình mỗi năm thải ra khoảng hơn 200 triệu
tấn cacbon điôxít (CO2) ra không khí – tương đương với lượng CO2 do khoảng 150
nhà máy sản xuất điện đốt than thải ra hàng năm.
Một số công ty sản xuất nhựa đang cố gắng giảm và xóa bỏ “dấu
chân cácbon” bằng cách thay thế dầu bằng đường từ ngô. Tuy nhiên, theo nhà
nghiên cứu Matt Kanan cho rằng, việc trồng, bón phân và thu hoạch ngô cũng thải
ra một lượng lớn khí cácbon.
Thay vì đường, nhóm nghiên cứu của Kanan đã thực nghiệm và phát
triển một quy trình sử dụng CO2 và furfural, một hợp chất được tạo nên từ chất
thải thu hoạch ngô. Đầu tiên, họ thực hiện chuyển đổi furfural thành axit
furoic, một loại chất bảo quản thực phẩm rất phổ biến. Tiếp theo, họ phải thực
hiện phá vỡ liên kết hydro-carbon của axit furoic. Thông thường quá trình này
yêu cầu phải sử dụng bazơ đắt tiền (một chất hóa học đối lập với axit) đó là phản
ứng và không có tính ổn định – đây là những khó khăn lớn đối với việc thực hiện
quá trình sản xuất thân thiện với môi trường này. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu
cũng đã tìm được cách giải quyết bằng việc nung nóng axit lên đến nhiệt độ 3900F.
Ở nhiệt độ này, cacbonat (một bazơ yếu, không có tính độc hại) có thể phá vỡ
liên kết hydro-carbon. Bởi vậy, khi trộn furoic acid nóng, cacbonat và CO2, kết
quả sẽ tạo ra một hợp chất mà có thể chuyển thành nhựa.
Kỹ thuật mới này đã được công bố trên tạp chí Nature, không
chỉ sử dụng chất thải thực vật hiện có mà còn giúp tiêu thụ một lượng lớn khí
CO2 và cũng có thể áp dụng để sản xuất trong công nghiệp cũng như nhiều chất
hóa học khác – mang lại lợi ích cho bầu khí quyển đang ngày một bị bão hòa CO2
của nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét